Ngày 10 tháng 7 năm 2021 Lauching “ Tiếp nhận điều dưỡng viên người nước ngoài dựa trên cơ sở chế độ EPA mang lại những gì ? “

Hoạt động

( Trường đại học Shizuoka, Khoa Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế, Center for Global Studies CEGLOS Liên đoạn hồi ký )

Quyển sách nghiên cứu về điều dưỡng viên EPA “ Tiếp nhận điều dưỡng viên người nước ngoài dựa trên cơ sở chế độ EPA mang lại những gì ? “ đã được Hội Xuất bản trường Đại học Tokyo xuất bản và phát hành vào tháng 4 năm 2021.

Người viết và khoảng một nửa trong số những người cộng tác viết quyển sách này là những nhà nghiên cứu có bằng chuyên môn điều dưỡng người Philippin, người Indonesia đã từng có kinh nghiệm điều tra, nghiên cứu trên thực tế về Phúc lợi Y tế của Nhật Bản. Hơn nữa, đặc điểm của nội dung quyển sách này là để nắm được một cách toàn diện thực tế, đã tiến hành tiếp cận nghiên cứu một cách đa dạng về mọi mặt : chuyên môn điều dưỡng, khoa học xã hội, văn hoá nhân văn học, kinh tế học …

Để kỷ niệm việc xuất bản quyển sách này, vào ngày 10 tháng 7 năm 2021, một cuộc hội thảo trực tuyến đã được tiến hành với sự chủ trì của Trung tâm Global Studies thuộc Khoa Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế trường Đại học Shizuoka và sự tài trợ của Quỹ Toyota.
Trong khoảng 90 phút hội thảo trực tuyến, giảng viên trường Đại học Nagasaki Hirano Yoko đã phụ trách phần biên tập, Trợ giảng trường Đại học Tokyo ( khi viết sách, còn hiện là giảng viên trường Đại học Shizuoka) Yoneno Michiyo và những người cùng cộng tác chấp bút viết quyển sách này đã có mặt. Từng người đã nói về nội dung nghiên cứu của mình và về các vấn đê như : quá trình ký kết hiệp định EPA, chế độ học tập tiếng Nhật, những vấn đề phải đối mặt tại chỗ làm, gánh nặng về mặt kinh tế của phía tiếp nhận, .v.,v.

Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu nội dung phát biểu của 3 người có bằng điều dưỡng người Philippin và người Indonesia.

Sự khác biệt về mặt văn hoá tại nơi làm việc

Giảng viên Bea Lee khoa Khán hộ, trường Đại học Philippin, từng có kinh nghiệm phụ trách bộ môn Khán hộ tại Uỷ ban cấp bằng Quốc gia tại Philippin đã phát biểu kết qủa khảo sát qua việc điều tra lấy ý kiến của 6 người Philippin đã thi đỗ trong kỳ thi Quốc gia tại Nhật. Sau khi bày tỏ “ Các điều dưỡng viên của EPA rất biết ơn vì đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tâm từ phía Nhật “ , giảng viên cũng đã nếu ra một số vấn đề cần giải quyết của các nước có liên quan.
Trước hết, về nơi tiếp nhận điều dưỡng viên ứng cử ( bệnh viện và các cơ sở y tế liên quan ) cần phải có sự cải thiện vấn đề không thống nhất về thời gian làm và học. Giữa các điều dưỡng viên với nhau cũng cảm thấy có sự bất bình đẳng, và thực tế cho thấy đúng là sự khác biết về số thời gian quy định cho việc học tập và nội dung trợ giúp cũng đã dẫn đến sự khác biệt trong tỷ lệ thi đỗ của ứng cử viên điều dưỡng.
Về nội dung công việc của điều dưỡng viên EPA ( ứng cử viên ), từ khi ký kết Hiệp định EPA, đây cũng đã là vấn đề được đưa ra bàn cãi trong Hiệp hội Điều dưỡng Philippin và các hiệp hội liên quan.
Theo chế độ hiện nay, vì cho đến khi thi đỗ và lấy được bằng điều dưỡng Quốc gia của Nhật Bản, họ không được phép làm việc với tư cách là điều dưỡng viên, nên việc họ không thể phát huy hết những kiến thức chuyên môn và kỹ năng của mình cũng là vấn đề có thể thấy rõ. Tuy nhiên, những điều dưỡng viên EPA cũng cho biết, sau khi có bằng Quốc gia và được giao trách nhiệm là một điều dưỡng viên chính thức thì họ cũng rẩt lúng túng khi phải đối mặt với sự khác biệt về phong tục tập quán giữa Philippin và Nhật Bản. Năng lực tiếng Nhật cần thiết cho công việc của điều dưỡng viên cũng rất khác biệt. Giảng viên nhấn mạnh, sau khi tham khảo ý kiến của các điều dưỡng viên nói trên “ Sau khi có bằng điều dưỡng Quốc gia thì việc tiếp tục học tiếng Nhật là việc cần thiết. “

Việc thăng tiến trong công việc cũng là một vấn đề

Ngoài ra, giảng viên Bea Lee cũng chỉ ra vấn đề nữa là ở Nhật Bản không chỉ ra một cách rõ ràng con đường thăng tiến trong công việc đối với điều dưỡng viên EPA. Katrina Navallo, người của Tổ chức Quan hệ Quốc tế Asean Center Nhật Bản cũng đã phát biểu về vấn đề này.
Việc phấn đấu lên chức ở Nhật Bản đối với điều dưỡng viên người nước ngoài, ngoài trình độ tiếng Nhật cao thì một trở ngại lớn đối với họ là chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với việc đưa gia đình của họ sang Nhật rất khó khăn. Điều dưỡng viên EPA đã lập gia đình trong trường hợp sau khi có bằng Quốc gia và muốn làm việc ở Nhật thì họ phải lựa chọn và quyết định cuộc sống trong tương lai của mình, hoặc phải chấp nhận tiếp tục sống xa gia đình, hoặc phải đưa gia đình sang Nhật sinh sống.
Thế nhưng, người phối ngẫu ( vợ hoặc chồng) khi đến Nhật sẽ bị hạn chế về nội dung công việc và thực tế là bị đặt trong tình trạng không được phép làm việc dài thời gian. Những chế độ và chính sách đó đã dẫn đến kết quả là làm trở ngại cho việc tiếp tục sống và làm việc ở nơi có chi phí sinh hoạt cao như Nhật Bản.
Ngoài ra, các trường học ở Nhật cũng chưa thiết lập được các chương trình đào tạo đa văn hoá đầy đủ và chu đáo, thân nhân không được phép lưu trú dài hạn để phụ giúp trong việc chăm sóc con cái, và một số vấn đề khác nữa là những nguyên nhân chồng chất làm cho các điều dưỡng viên EPA đang trong độ tuổi nuôi dạy con cái phải suy nghĩ và lo lắng.
Giảng viên Bea Lee đề nghị : “ Từ nay về sau, để hình thành được con đường định hướng thăng tiến rõ ràng cho điều dưỡng viên EPA thì cần thiết phải có sự cải thiện từng bước những trở ngại gây cho họ như hiện nay “

Bà Teresia Maria Toji Pio là điều dưỡng viên theo chế độ EPA cũng là một trong số những người tham dự. Trao đổi những câu chuyện về nỗi vất vả do có sự khác biệt về văn hoá và rào cản của ngôn ngữ, bà đã phát biểu bằng tiếng Nhật một cách lưu loát cảm tưởng khi đọc quyển sách này. Khi nhắc dến khoảng thời gian trước khi thi đỗ bằng Quốc gia, bà đã tâm sự : “ Đó là khoảng thời gian vất vả khổ cực nhất trong cuộc đời tôi “, nhưng bà cũng đã tươi cười kêu gọi : “ Thi đỗ và có bằng Quốc gia là điểm xuất phát. Không phân biệt quốc tịch, tất cả các điều dưỡng viên và hộ lý đều hãy cùng trưởng thành. “

Có thể đặt mua sách này trên trang web của Hội Xuất bản trường Đại học Tokyo, hoặc tại các trang bán sách trên mạng. Tham khảo chi tiết tại
http://www.utp.or.jp/book/b555756.htmt

TOP