Tóm tắt sơ lược kế hoạch

Project Overview

Xin chào

Đây là trang giới thiệu về các hoạt động của Quỹ Tài trợ Quốc tế Toyota, kế hoạch năm 2019 với đề tài: “ Nhìn về tình trạng già hoá và di chuyển dân số ở châu Á, nghiên cứu, đề xuất chính sách và tạo dựng doanh nghiệp năng động – Giao lưu của các điều dưỡng viên EPA người Philippin, người Indonesia và người Việt Nam “
Hàng năm, các điều dưỡng viên từ Philipin, Indonesia và Việt Nam đã đến Nhật Bản theo chương trình của Hiệp định Hợp tác Quốc tế (EPA). Để trở thành điều dưỡng viên chính thức tại Nhật, họ học tiếng Nhật, vừa làm việc ở các bệnh viện tiếp nhận họ theo hình thức OJT ( đào tạo thông qua công việc thực tế, hay còn gọi là thực tập sinh kỹ năng ), vừa chuẩn bị để thi kỳ thi lấy bằng Quốc gia. Nếu thi đỗ thì họ có thể làm việc với tư cách là điều dưỡng viên chính thức, nhưng rất tiếc là trong trường hợp không đỗ thì họ phải về nước. Hơn nữa, dù có thi đỗ nhưng vì nhiều lý do mà có người vẫn phải chọn con đường về nước. Có được sự tài trợ của Quỹ Toyota, tiến hành thực hiện kế hoạch với tiêu điểm là những điều dưỡng viên của chương trình Hiệp định EPA đã về nước.

Người phụ trách kế hoạch : Yoneno Michiyo ( Giảng viên trường Đại học Shizuoka)
Đồng phụ trách : Hirano Yoko ( Giảng viên trường Đại học Nagasaki)

Nội dung kế hoạch

Từ năm 2018 trở đi, theo nội dung Hiệp định Hợp tác Kinh tế ( EPA ) giữa Nhật Bản – Philippin, Nhật Bản – Indonesia và Nhật Bản – Việt Nam, hơn 6.000 điều dưỡng và hộ lý đã đến Nhật Bản, và khoảng một nửa trong số đó hiện đã về nước. Họ học tiếng Nhật và học kỹ năng chăm sóc người già ở Nhật, sau khi về nước, trước vấn đề chung là việc làm ăn kinh doanh về nhân lực điều dưỡng và hộ lý với tình trạng già hoá tại đất nước mình, họ là một nguồn nhân lực quan trọng trong việc trở thành những chủ thể có thể tạo ra các biện pháp giải quyết những vấn đề trong nước. Kế hoạch này tính đến khả năng làm một việc gì đó để có thể hỗ trợ thúc đẩy nhân lực trước là điều dưỡng viên hoặc hộ lý của EPA đã về nước có được những thực tiễn mới mẻ và tiến hành nghiên cứu hay khởi nghiệp.
Tập trung những người đã về nước của 3 nước, thực hiện các buổi học hỏi kinh nghiệm, giới thiệu những hoạt động đặc trưng chỉ có ở từng nước. Ví dụ : Giới thiệu về việc các điều dưỡng viên đã học tổng quát về chăm sóc người cao tuổi, sau khi về nước thì lập chuyên ngành “ Điều dưỡng viên phúc lợi xã hội “, tiến hành mở đầu đưa việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng và chức năng nhai nuốt của Nhật vào nội dung chăm sóc tăng cường sức khoẻ, làm việc và tạo nên những ngành nghề công việc mang tính chất xã hội để có tiền chuẩn bị chi phí cho kỳ thi lại lần sau của mình ..v,.v.
Chúng tôi hy vọng rằng sẽ dẫn đến việc tạo cho các điều dưỡng viên giỏi đã về nước có cơ hội phát huy những khả năng của mình cho đất nước họ, làm dịu đi nỗi lo lắng về tình trạng bị chảy máu chất xám tại những nước đưa điều dưỡng viên giỏi đi nước ngoài.

Nội dung việc tiếp nhận điều dưỡng viên người nước ngoài trên cơ sở chế độ EPA là gì ?

EPA ( Economic Partnership Agreement) nghĩa là Hiệp định về Liên kết Kinh tế, được ký kết giữa Nhật Bản và nước đối tác thương mại, nhằm mục đich thúc đẩy các hoạt động thương mại của hai bên. Chính phủ Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên theo chế độ EPA trên tinh thần “ không phải để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực lao động trong lĩnh vực điều dưỡng và hộ lý mà là căn cứ vào nguyện vọng và yêu cầu bức thiết của nước đối tác, và tiến hành thức hiện trên quan điểm liên kết chặt chẽ về mặt kinh tế “ ( Bộ Y tế và Lao động )
Việc tiến hành tiếp nhận điều dưỡng viên người nước ngoài căn cứ vào Hiệp định Liên kết Kinh tế với từng nước, Philippin ( ký kết vào năm 2006), Indonesia ( ký kết vào năm 2007 ) và Việt Nam ( ký kết vào năm 2009, ký kết bản ghi nhớ vào năm 2011 ) .

Quá trình tiếp nhận điều dưỡng viên theo chế độ EPA

Để làm việc ở Nhật với tư cách là điều dưỡng viên thì phải thi đỗ kỳ thi Quốc gia bằng tiếng Nhật. Vì thế, việc phải có được bằng Năng lực tiếng Nhật là việc mà các điều dưỡng viên người nước ngoài không thể thiếu được. Thế nhưng, quy định về thời gian học tiếng Nhật trước khi đến Nhật và yêu cầu về khả năng tiếng Nhật khi đến Nhật theo chế độ EPA của các ứng viên điều dưỡng thì có sự khác biệt ở từng nước. Hơn nữa, thực tế là sự hỗ trợ và nội dung học tập trước khi trở thành điều dưỡng viên ở từng bệnh viện cũng có sự không thống nhất, đồng đều. Chính vì thế mà mặc dù có đủ tố chất của một người điều dưỡng, nhưng chỉ vì không thi đỗ kỳ thi Quốc gia do yếu tiếng Nhật, mà có rất nhiều điều dưỡng viên người nước ngoài đành phải về nước.

Điều dưỡng viên người nước ngoài đến Nhật theo chế độ EPA

Tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2021, điều dưỡng viên người nước ngoài đến Nhật theo chế độ EPA có 714 người Indonesia ( từ năm 2008 ), 588 người Philippin ( từ năm 2009 ), 180 người Việt Nam ( từ năm 2004 ) .
Lúc đầu thì số người cần tuyển và số ứng viên cần việc đều cao, nhưng gần đây thì đang ở mức bão hoà. Hơn nữa, về việc tiếp nhận điều dưỡng viên thì có thể thấy được là so với người Indonexia và người Philippin thì số lượng cần tuyển người Việt Nam đang tăng cao ( Sơ đồ 2- Tài liệu của Tổ chức Pháp nhân vì lợi ích cộng đồng Nghiệp đoàn Y tế Quốc tế JICWELS )

Những vấn đề của việc tiếp nhận điều dưỡng viên người nước ngoài theo chế độ EPA :

Việc số lượng tiếp nhận điều dưỡng viên người nước ngoài hiện nay đang ở tình trạng bão hoà được cho là do có vấn đề từ việc thiết lập chế độ. Ví dụ, việc thực tập trước khi điều phối ở từng nước vẫn chưa đủ nên có những trường hợp chưa đạt được hiệu suất cao trong cả công việc ở bệnh viện lẫn trong việc học để thi kỳ thi Quốc gia. Về phía bệnh viện tiếp nhận, để người được tiếp nhận thi đỗ được, phải mất thêm khoảng 2.020.000 yên cho một người ( không tính lương, thưởng và bảo hiểm xã hội ) ( Tsuboda , t. 174 ), ngoài ra nếu cộng thêm những chi phí không quy đổi được như sự trợ giúp và chăm sóc, quan tâm trong cuộc sống sinh hoạt tại Nhật nữa, thì đối với bệnh viện tiếp nhận, chi phí cho điều dưỡng viên người nước ngoài không hề rẻ.
Mặt khác, điều dưỡng viên người nước ngoài cũng có người lên tiếng về sự không công bằng do chế độ trợ giúp cho việc học để dự thi kỳ thi Quốc gia của từng bệnh viện có sự khác nhau.
Chính vì những lý do đó mà hiện nay tình trạng người nước ngoài dù có muốn làm việc ở Nhật với tư cách là điều dưỡng viên thì cũng rất khó khăn do gặp phải rào chắn cao phải vượt qua đầu tiên là kỳ thi Quốc gia. Những vấn đề tồn đọng này có thể nhận thấy được qua tình trạng số lượng điều dưỡng viên người nước ngoài theo chế độ EPA suy giảm cả về phía cần tuyển dụng lẫn phía ứng tuyển. Gần đây số bệnh viện chuyển sang chế độ tiếp nhận điều dưỡng viên người Trung Quốc và các nước, không theo chế độ EPA ngày càng nhiều.

Việc tiếp nhận điều dưỡng viên theo chế độ EPA có phải là một chế độ thích hợp không?

Tại sao lại xảy ra các vấn đề như hiện nay ? Như đã trình bày ở phần trên, chúng ta có thể thấy được rằng chế độ EPA được thực hiện với mục đích thúc tiến thương mại,
Nhật Bản ưu tiên cho việc thương thảo xúc tiến về việc xuất khẩu xe ô tô và nhập khí ga thiên nhiên hoá lỏng với các nước đối tác, còn việc tiếp nhận điều dưỡng viên thì có thể thấy được rằng được đặt trong bối cảnh buộc phải đối ứng khi vận dụng chế độ. Dù sao đi nữa thì điều dưỡng viên cũng là con người, là những người có thể tự mình quyết định nơi làm việc của mình theo chuyên ngành, chứ không phải là một đối tượng để đưa ra trong các điều kiện về trao đổi hàng hoá. Mặt khác, trong việc ứng dụng chế độ EPA thì phải đảm bảo tiếp nhận đến một con số nhất định cũng cần thiết cho việc giữ thể diện về mặt ngoại giao đối với nước đối tác thương mại.
Chính vì vậy mà có thể thấy rằng việc vận dụng một cách có hiệu quả chế độ này mà phải đảm bảo đạt được nguyện vọng của cả phía điều dưỡng viên người nước ngoài lẫn phía bệnh viện tiếp nhận là một việc rất khó khăn.
Để có thể tiếp nhận điều dưỡng viên người nước ngoài, từ nay về sau chính phủ Nhật Bản phải đảm bảo giữ được tư thế sẵn sàng đón nhận điều dưỡng viên theo chế độ EPA hiện nay, và chỉ ngưng khi các nước không muốn gửi người sang Nhật nữa. Thế nhưng hiện trạng thực tế là đang phó mặc toàn bộ vào sự nỗ lực của cả phía bệnh viện tiếp nhận lẫn phía điều dưỡng viên người nước ngoài.
Bản thân chúng tôi cũng muốn đưa ra những đề nghị để có thể phá bỏ dù là một chút rào cản về chính sách thi lấy bằng Quốc gia không chỉ đối với điều dưỡng viên người nước ngoài hiện đang ở Nhật mà với cả những người đã về nước. Chúng tôi cũng đang suy nghĩ tìm hiểu xem có biện pháp nào để cho những người đành phải về nước sử dụng những kinh nghiệm làm việc ở Nhật của mình bằng một hình thức nào đó để cống hiến cho các nước ở Châu Á.

( 20211024 Hirano Yoko chấp bút )

TOP